Lâm Đồng chính thức đưa ra hướng xử lý vi phạm trong hiến đất làm đường, tách thửa, kinh doanh bất động sản

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi Công văn số 888 /SXD-TTr hướng dẫn hướng xử lý vi phạm trong việc hiến đất, làm đường giao thông, tách thửa, kinh doanh Bất động sản.

Theo đó, đối với việc hiến đất, xây dựng đường giao thông, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đưa ra hướng xử lý đối với 3 nhóm trường hợp khác nhau.

Nhóm trường hợp thứ nhất, người dân tự đầu tư xây dựng đường giao thông trên phần diện tích đất của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trước khi thực hiện các thủ tục hiến đất làm đường giao thông, chưa thực hiện tách thửa, chưa được ghi nhận đường giao thông trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…).

Cụ thể, trường hợp xây dựng đường giao thông trên đất không đúng mục đích sử dụng đất thì xử lý vi phạm đối với trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 và Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022).

Trường hợp xây dựng đường giao thông trên đất phù hợp với mục đích sử dụng đất (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) nhưng không có giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng) thì xử lý vi phạm đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Trường hợp xây dựng đường giao thông trên đất phù hợp với mục đích sử dụng đất (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mà không phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý vi phạm đối với hành vi xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Trường hợp mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính thì xử lý vi phạm đối với trường hợp mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

Đối với nhóm thứ hai là trường hợp người dân tự đầu tư xây dựng đường giao thông trên phần diện tích đất để làm đường giao thông đã được nhà nước công nhận (sau khi thực hiện các thủ tục hiến đất để làm đường giao thông, trước hoặc sau khi thực hiện tách thửa, đã có quyết định thu hồi đất để làm đường giao thông, đã được ghi nhận đường giao thông trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…) thì hướng xử lý như sau:

Xử lý vi phạm đối với hành vi không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc xử lý vi phạm đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Đối với nhóm thứ ba, trường hợp vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng thì xử lý vi phạm đối với hành vi đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Nóng: Lâm Đồng chính thức đưa ra hướng xử lý vi phạm trong hiến đất làm đường, tách thửa, kinh doanh bất động sản

Ảnh minh họa

Xử lý việc xây dựng nhà ở, công trình dạng nhà ở trên diện tích đất đã được giải quyết tách thửa

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng đã đưa ra hướng xử lý đối với việc xây dựng nhà ở, công trình dạng nhà ở trên diện tích đất đã được giải quyết tách thửa.

Cụ thể, việc xây dựng nhà ở, công trình dạng nhà ở trên diện tích đất đã được giải quyết tách thửa nhưng không phù hợp với mục đích sử dụng đất (chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) thì xử lý vi phạm đối với trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019, Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 và khoản 11 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Đối với việc xây dựng nhà ở, công trình dạng nhà ở trên diện tích đất đã được giải quyết tách thửa và phù hợp với mục đích sử dụng đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) thì hướng xử lý như sau:

Đối với trường hợp xây dựng phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng) thì xử lý vi phạm đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mà không phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý vi phạm đối với hành vi xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Riêng đối với kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định thì xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022).

Theo CafeLand


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng