Chi Phí Xây Phòng Trọ 20m2 Khoảng Bao Nhiêu?

Chi phí xây phòng trọ 20m2 khoảng bao nhiêu tiền? Diện tích tối thiểu của phòng trọ là bao nhiêu? Làm thế nào để có một phòng trọ chất lượng và thu hút nhiều người thuê?

Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chi Phí Xây Phòng Trọ 20m2

Khi tính toán chi phí xây phòng trọ 20m2 hay bất kỳ diện tích nào khác, cần xét đến các yếu tố sau:

Bản Vẽ Thiết Kế Xây Dựng

Bản vẽ xây dựng giúp mô phỏng về cách bố trí không gian phòng trọ có phù hợp và khoa học hay không. Để tiết kiệm chi phí, nhà đầu tư có thể chọn thiết kế phòng trọ theo hình thức nhà cấp 4, vì loại hình nhà trọ này khá đơn giản nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu ở của nhiều người.

Mỗi kiểu dáng nhà trọ khác nhau thì chi phí cũng khác nhau. Chính vì thế, hãy lựa chọn thiết kế thật kỹ trước khi xây dựng.

Giá Nguyên Vật Liệu Thi Công

Tùy vào từng thời điểm mà giá nguyên vật liệu sẽ thay đổi khác nhau. Đối với một phòng trọ cho thuê đơn giản, vật liệu xây dựng cơ bản bao gồm: Gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép,… Bạn có thể tham khảo mua vật liệu từ nhiều nguồn đơn vị cung cấp để cân nhắc lựa chọn mức giá và chất lượng phù hợp.

Vị Trí Xây Dựng

Nếu xây dựng nhà trọ ở ngoại thành, mức giá sẽ thấp hơn so với xây nhà trọ ở nội đô, trung tâm thành phố. Đối với khu vực có nhu cầu thuê trọ cao, chủ nhà nên đầu tư và chăm chút cho phòng trọ để người thuê thấy tiện nghi và thoải mái.

Thông thường, sẽ có nhiểu yếu tố tổng hòa ảnh hưởng đến chi phí xây dựng phòng trọ.

Đối Tượng Khách Thuê

Đối tượng thuê phòng trọ có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm, hộ gia đình,… Mỗi đối tượng thuê phòng sẽ có yêu cầu khác nhau về chất lượng và mức chi phí. Do đó, cần xác định đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai để có mức đầu tư cho phù hợp.

Đối với học sinh, sinh viên thường chọn phòng trọ yên tĩnh, an toàn với mức giá thuê thấp. Công nhân phần lớn chỉ cần một không gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc, giá rẻ để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Còn hộ gia đình thì lại yêu cầu cao hơn về sự rộng rãi, tiện nghi và thoáng mát,…

Diện Tích Xây Phòng Trọ

Diện tích xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư. Phòng trọ rộng thì tài chính xây dựng cao hơn. Do đó, bạn nên xác định rõ, với tổng diện tích đất hiện có, cần xây mấy phòng trọ, diện tích mỗi phòng trọ bao nhiêu,…để cân đối chi phí phù hợp.

Cách Tính Chi Phí Xây Phòng Trọ 20m2

Tương tự như cách tính chi phí xây nhà cấp 4, chi phí xây nhà 2 tầng,… thì cách tính chi phí xây nhà trọ/ phòng trọ cũng tính theo diện tích xây dựng, đơn giá và chi phí nhân công. Cụ thể như sau:

Cách Tính Diện Tích Xây Phòng Trọ 20m2

Diện tích xây dựng bao gồm:

  • Móng: Móng cọc ước tính 30% diện tích xây dựng, móng đơn là 40% và móng bè là 50% diện tích xây dựng. Chẳng hạn, với phòng trọ có diện tích 20m2 sử dụng móng bè thì diện tích móng sẽ là: 50% x 20m2 = 10m2.
  • Tầng: Nếu như dãy phòng trọ đó chỉ xây 1 tầng, thì diện tích sẽ tính cả 100% diện tích xây dựng. Nếu có thiết kế gác lửng, nếu như diện tích nhỏ hơn 8m2 thì sẽ tính là 50%, nếu như diện tích lớn hơn 8m2 thì tính là 100%. Ví dụ, phòng trọ DT 20m2 có gác lửng là 10m2 thì diện tích tầng sẽ là: (100% x 20m2) + (100% x 20m2) = 40m2.
  • Mái: Sử dụng mái tôn thì tính 30%, sử dụng mái ngói ta sẽ tính 60%. Chẳng hạn, phòng trọ 20m2 và sử dụng mái tôn, lúc này diện tích mái sẽ là: 30% x 20m2 = 6m2.

Chi Phí Vật Liệu Và Nhân Công

Chi phí dành cho vật liệu xây dựng (gồm cả phần thô và khi hoàn thiện) sẽ tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu và đơn vị cung cấp. Bạn có thể tham khảo thêm về giá vật liệu xây dựng theo những gợi ý sau, để có thể tính toán sơ bộ về chi phí đối với hạng mục này.

  • Bản vẽ thiết kế: từ 150.000 – 200.000 đồng/m2.
  • Chi phí hoàn thiện (dự kiến): 4.000.000 đồng/m.
  • Chi phí phần thô: 2.8000.000 đồng/m2.
  • Gác gỗ: 1.000.000 đồng/m2.
  • Gác Cemboard: 1.300.000 đồng/m2.
  • Gác bê tông: 1.500.000 đồng/m2.
  • Gạch xây: theo tiêu chuẩn ngành xây dựng.
  • Cát: theo tiêu chuẩn ngành xây dựng.
  • Đá 1x2, đá 4x6
  • Xi măng, thép: theo tiêu chuẩn xây dựng.
  • Gạch nền: 90.000 đồng/m2.
  • Gạch tường: 82.000 đồng/m2.
  • Sơn nước, ống nhựa, dây điện: theo tiêu chuẩn xây dựng.

Ví dụ: Diện tích xây dựng nhà trọ là 56m2, bạn chọn xây dựng trọn gói giá 3 triệu/m2 thì chi phí xây dựng là 56m2 x 3 triệu = 168 triệu/m2. Nếu thuê thiết kế bản vẽ thì chi phí sẽ cộng thêm khoảng từ 8,4 – 14 triệu/m2.

Còn về chi phí dành cho nhân công, tùy vào đơn vị xây dựng và kiểu phòng trọ. Với thi công chưa bao gồm vật tư khoảng 1 triệu đồng/m2. Với thi công bao gồm vật tư khoảng 2,5 đến 3,1 triệu đồng/m2.

Mức giá này cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tại khu vực nông thôn, giá thuê nhân công xây nhà sẽ rẻ hơn.

Diện Tích Xây Nhà Trọ Tiêu Chuẩn 2023

Diện tích xây nhà trọ là bao nhiêu cho phù hợp sẽ tùy thuộc vào khu đất mà chủ nhà đang sở hữu. Chính vì thế, nếu bạn muốn kinh doanh phòng trọ, hãy có tính toán kỹ lưỡng về quy mô kinh doanh và diện tích sở hữu.

Xét riêng về phòng trọ sinh viên, công nhân,… căn cứ theo văn bản số 2256/2022 của Bộ Xây dựng, diện tích tối thiểu của phòng trọ hiện nay là 10m2 (hoặc diện tích có thể là 12 đến 15m2), diện tích sử dụng không <5m2 (hoặc có thể từ 6 – 7,5m2) để vừa đảm bảo không gian ở phù hợp, lại vừa đáp ứng các cam kết quốc tế về điều kiện ở của người lao động.

Đối Với Nhà Trọ Cấp 4

Nếu có ý định kinh doanh phòng trọ cấp 4, bạn nên thiết kế theo kiểu dãy trọ. Thường diện tích phòng trọ cấp 4 là 15m2 có bố trí gác xép, phòng 20m2 thường là không gác.

Các loại hình phòng trọ gác cấp 4:

  • Phòng trọ cấp 4 không có gác
  • Phòng trọ cấp 4 có gác bê tông
  • Phòng trọ có sàn gác cemboard phủ simili
  • Phòng trọ có gác là sàn gỗ
Kinh doanh phòng trọ cấp 4 nên xây dựng theo kiểu dãy trọ

Đối Với Phòng Trọ Trong Nhà Nhiều Tầng

Xây dựng phòng trọ cho thuê theo mô hình nhà tầng hiện nay khá phổ biến. Vậy xây phòng trọ bao nhiêu m2 với kiểu nhà nhiều tầng? Diện tích phòng trọ xây theo tầng thường dao động ở khoảng 15 – 20m2.

Kinh doanh nhà trọ nhiều tầng thường có những dạng sau:

  • Phòng trọ có gác
  • Phòng trọ lắp ghép nhiều giường
  • Dạng căn hộ chung cư mini
  • Thiết kế kiểu decor
  • Mô hình phòng trọ full nội thất
  • Phòng trọ khép kín
Xây dựng phòng trọ nhà tầng khá phổ biến hiện nay.

100m2 Xây Được Mấy Phòng Trọ?

Thời gian gần đây, kinh doanh nhà trọ cho thuê đã trở thành xu hướng, bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều mẫu nhà trọ/phòng trọ phổ biến. Vậy với 100m2 xây được mấy phòng trọ, mức chi phí khoảng bao nhiêu?

Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn tính toán số phòng trọ trên diện tích đất 100m2:

Bước 01Xác định diện tích/phòng trọ cụ thể

  • Thường một phòng trọ sẽ có diện tích từ 12m2-20m2
  • Nếu mỗi phòng trọ là 17m2, thì chủ nhà có thể xây được: 100m2/17m2 = 5,88 phòng trọ.

Bước 02Tính diện tích hành lang, khu vực chung

  • Nếu tỷ lệ diện tích chung là 20%, vậy diện tích chung của toàn bộ 100m2 là: 100m2 * 20% = 20m2.
  • Lấy diện tích chung trừ đi trong tổng diện tích 100m2, vậy diện tích thực để xây phòng trọ là: 100m2 – 20m2 = 80m2.

ớc 03: Tính số phòng trọ có thể xây trên diện tích 100m2

  • Nếu diện tích phòng trọ là 17m2, vậy có thể xây được: 80m2/17m2 = 4,7 phòng.
  • Để đảm bảo sự thoải mái cho người thuê, có thể xây dựng tối đa 4 phòng.

Nên Xây Nhà Trọ Mấy Tầng Trên Diện Tích Đất 100m2?

Muốn biết số tầng phù hợp để xây nhà trọ trên khu đất 100m2, bạn cần xét về nhiều yếu tố: mục đích sử dụng, hướng nhà, pháp luật quy định như thế nào, nhu cầu cộng đồng.

Bước 01: Xác định mục đích sử dụng

Trước khi xây dựng, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng. Nếu nhà trọ cho sinh viên, người lao động, bạn nên xây dựng từ 3-4 tầng. Nếu nhà trọ phục vụ cho khách du lịch, bạn nên xây thêm tầng nữa.

Bước 02: Quy định của pháp luật và quy định về hướng nhà

Bạn cần tìm hiểu quy định của pháp luật để việc xây dựng phù hợp, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, hướng nhà cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định số tầng khi xây dựng nhà trọ.

Bước 03: Hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng

Bạn cần hiểu rằng, nếu cộng đồng có nhu cầu thuê nhà trọ nhiều, có thể xây nhà trọ đến tầng thứ 5 để gia tăng thêm số lượng phòng trọ.

Theo Batdongsan.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng