Xây Nhà Xong Mới Xin Giấy Phép Xây Dựng Có Được Không?
Trên thực tế, để xây được một căn nhà, ngoài các điều kiện về kinh tế, đất đai, còn phải đảm bảo các vấn đề về mặt pháp lý, trong đó có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, không ít người xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng mà không biết rằng đây cũng là một hình thức vi phạm luật.
1. Xây Nhà Xong Mới Xin Giấy Phép Xây Dựng Có Được Không?
Cha ông ta có câu “An cư lạc nghiệp” nên xây nhà hoặc mua nhà vẫn được xem là một trong ba việc lớn, được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị xây nhà, do bận rộn nhiều công việc hoặc do chủ quan không tìm hiểu kỹ về các quy định của pháp luật và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà nhiều người xây nhà trước khi có giấy phép xây dựng. Vậy xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng có được không?
Xây một ngôi nhà là việc rất quan trọng với nhiều người
Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định trong bộ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Như vậy, theo luật đã quy định thì trước khi xây nhà, bạn phải xin cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng bao gồm một số loại sau:
- Giấy phép dành cho các công trình xây dựng mới
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo.
- Giấy phép với mục đích di dời công trình.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn.
2. Xây Nhà Xong Mới Xin Giấy Phép Xây Dựng Có Thể Bị Phạt Thế Nào?
Từ những phân tích trên, có thể nói, thi công khi chưa có giấy phép xây dựng mà không thuộc một trong các trường hợp được xếp vào loại đặc biệt như trên thì bạn đã vi phạm Luật Xây dựng. Và trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định.
Nội dung cụ thể đã được nêu rõ tại khoản 7, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Trường hợp là nhà ở riêng lẻ: Nếu là vi phạm lần đầu thì mức phạt là từ 60 tới 80 triệu đồng. Nếu vẫn tái phạm khi đã bị lập biên bản vi phạm và trước khi ban hành quyết định xử phạt thì phải chịu mức từ 100 tới 120 triệu đồng. Nếu khi đã bị xử phạt xong vẫn tái phạm thì tăng lên từ 120 tới 140 triệu đồng.
- Trường hợp là nhà ở riêng lẻ song lại nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Mức phạt lần đầu là 80 tới 100 triệu đồng. Khi bị lập biên bản song trước khi ban hành quyết định xử phạt thì tăng lên tới 120 đến 140 triệu đồng. Khi đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm thì tăng lên từ 140 đến 160 triệu đồng.
Cả hai trường hợp trên chỉ bị phạt hành chính mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tùy mức độ mà số tiền phạt khác nhau
Trong trường hợp phát hiện công trình thi công khi chưa có giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền bên cạnh việc phạt tiền theo mức độ như trên thì cần thực hiện thêm một số nội dung sau:
- Lập biên bản về việc vi phạm hành chính.
- Yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân đó dừng ngay việc thi công công trình.
Người vi phạm cần thực hiện đúng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng thi công, nộp phạt, đồng thời, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ để đề nghị được cấp phép xây dựng. Trong trường hợp cần điều chỉnh thiết kế thì phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng.
3. Một Số Lưu Ý Về Pháp Lý Cho Bạn Trước Khi Làm Nhà
Trước khi làm nhà, bên cạnh việc chọn tuổi, chọn hướng, đáp ứng các nhu cầu của cá nhân về mặt phong thủy, kinh phí, lựa chọn nhà thầu,... bạn cần quan tâm tới việc đảm bảo các thủ tục pháp lý để tránh rắc rối về sau.
Cụ thể là cần chắc chắn rằng diện tích bạn dùng để xây nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có giấy phép xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trước khi tiến hành khởi công; có hồ sơ thiết kế, bản vẽ đáp ứng đúng quy định và được phê duyệt.
Xem thêm