3 Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ Đỏ Mới Nhất 2022
Mẫu hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ được sử dụng khá phổ biến trong thực tế khi nhiều người có nhu cầu mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ để được giá rẻ hơn hoặc chờ quy hoạch, chính sách mới của Nhà nươc
Các Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ Đỏ Cập Nhật Mới Nhất
Mua bán đất chưa có sổ đỏ là hoạt động giao dịch bất động sản diễn ra khá phổ biến. Vậy hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ là gì? Đây chính là văn bản chuyển nhượng nhà đất giữa bên bán và bên mua khi nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Dưới đây là các mẫu hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ được sử dụng phổ biến và cập nhật mới nhất hiện nay:
1. Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất không có sổ đỏ
Mẫu hợp đồng này cũng chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm thông tin của các bên tham gia chuyển nhượng và các điều khoản do hai bên thỏa thuận và thống nhất.
Dưới đây là một mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các nội dung cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015
- Căn cứ vào ý chí nguyện vọng của các bên tham gia hợp đồng
Bắc Ninh, ngày 15 tháng 11 năm 2022
I. PHẦN THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN CHUYỂN NHƯỢNG
1. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Bà: Hoàng Thị Thanh, sinh năm: 11/11/1982
Căn cước công dân:........................do Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 1/6/2021.
Địa chỉ thường trú: Xóm 2, Thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Ông: Nguyễn Trí Lê, sinh năm: 5/10/1971
Căn cước công dân : ..................do Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 1/6/2021.
Địa chỉ thường trú: Xóm 2, Thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
2. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Ông: Nguyễn Phạm Minh Nhật, sinh năm: 21/1/1994
Căn cước công dân: .............do Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 1/3/2021.
Địa chỉ thường trú: số 8 Quan Hoa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
- Bà: Lục Thảo Trang, sinh năm: 15/12/1995
Căn cước công dân: ........ do Cục trưởng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 1//3/2021.
Địa chỉ thường trú: số 8 Quan Hoa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
3. Thửa đất chuyển nhượng
- Diện tích đất chuyển nhượng: 200 m2 đất ở và 100 m2 đất vườn
- Địa chỉ:.........................................................................................................
- Tài sản gắn liền với đất: căn nhà 2 tầng.
II. HAI BÊN NHẤT TRÍ THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN SAU:
Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất là 200 m2 đất ở và 100 m2 đất vườn và tài sản trên đất là căn nhà 2 tầng cho bên B như hiện trạng trên tinh thần tự nguyện.
Điều 2: Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Giá chuyển nhượng: 2,5.000.000.000 đồng (2,5 tỉ đồng ).
- Hình thức thanh toán: chuyển khoản qua số tài khoản ông Nguyễn Trí Lê.
- Thời điểm thanh toán: 18/11/2022
Điều 3: Các cam kết khác.
- Bên A cam kết đất sử dụng đất xin cam đoan thửa đất thuộc quyền sở hữu của mình có nguồn gốc hợp pháp, hiện tại không có tranh chấp và tài sản chưa được đem đi thế chấp.
- Bên B cam kết sẽ thanh toán toàn bộ tiền đất trong thỏa thuận và sau khi mua bán xong không được trả lại đất và đòi tiền nữa.
- Hai bên cam kết thực hiện những nội dung đã thỏa thuận và cam kết nói trên thì phải bồi thường cho việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định pháp luật.
- Mọi tranh chấp phát sinh sẽ được hai bên ngồi lại thương lượng hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì sẽ đưa ra Tòa án nhân dân huyện Từ Sơn để giải quyết.
- Hợp đồng này lập thành 2 bản ngày 15 tháng 11 năm 2022 và có giá trị pháp lý như nhau.
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(ghi rõ họ tên, chữ ký) (ghi rõ họ tên, chữ ký )
2. Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay chưa có sổ đỏ
Mẫu giấy mua bán đất viết tay thực chất cũng là một dạng hợp đồng mua bán đất do bên bán và bên mua thống nhất với nhau trên cơ sở tự nguyện.
Giấy mua bán đất viết tay cũng là một loại hợp đồng mua bán. Ảnh minh họa
Giấy mua bán đất viết tay nếu được công chứng, chứng thực thì vẫn có giá trị pháp lý khi đảm bảo đủ nguyên tắc văn bản. Tuy nhiên, với nhà đất chưa có sổ đỏ thì vấn đề pháp lý chưa được đảm bảo.
Nhìn chung giấy mua bán đất viết tay chưa có sổ đỏ hay mẫu hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ có nội dung và giá trị tương tự nhau, chỉ khác nhau về mặt hình thức: mẫu đánh máy và mẫu viết tay. Các vấn đề rủi ro và lưu ý khi ký kết loại giấy tờ này bạn đọc có thể theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết này.
3. Mẫu hợp đồng mua bán đất chưa tách thửa
Mua bán đất chưa tách thửa cũng sẽ chưa thể ra được sổ đỏ nên thực chất đây cũng là một dạng mua bán đất chưa có sổ đỏ. Nếu mua loại đất này, thường bên bán và bên mua sẽ tự viết giấy tờ thỏa thuận với nhau, sau đó tiến hành nộp hồ sơ xin tách thửa để hợp thức hóa thửa đất. Khi tách thửa thành công, thửa đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và hai bên thực hiện các bước mua bán, giao dịch như thông thường.
Hợp đồng mua bán đất chưa tách thửa cũng chính là dạng hợp đồng chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất.
Thửa đất tách ra được cấp sổ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận (thửa đất trước khi tách).
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.
Hồ sơ tách thửa đất gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Bản vẽ thửa đất (nếu có).
- Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của các bên.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên.
Hồ sơ nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (UBND cấp xã) hoặc bộ phận một cửa ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện).
Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ Đỏ Có Giá Trị Pháp Lý Không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Tuy nhiên, hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ sẽ không được công chứng nên chưa đảm bảo về pháp lý. Đây chỉ là một loại giấy tờ làm căn cứ để xem xét cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Mua đất chưa có sổ đỏ thường có giá rẻ nhưng nhiều rủi ro về pháp lý. Ảnh minh họa
Ngoài ra với những trường hợp mua bán đất nằm trong diện không cần công chứng hợp đồng thì hợp đồng mua bán vẫn có giá trị pháp lý. Cụ thể, có 3 trường hợp sau:
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008.
- Người sử dụng đất đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định.
- Nếu các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng mua bán đất mà có một hoặc các bên là tổ chức kinh doanh bất động sản theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng đó có thể được công chứng, chứng thực khi được các bên yêu cầu.
Rủi Ro Khi Ký Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ Đỏ
Khi mua bán đất chưa có sổ đó, người mua có thể gặp một số rủi ro về pháp lý như sau:
- Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì hợp đồng mua bán đất chưa có sổ đỏ sẽ không thực hiện được công chứng hoặc chứng thực nên không đảm bảo về pháp lý.
Hợp đồng mua đất chưa có sổ đỏ sẽ không được công chứng, chứng thực. Ảnh minh họa
- Theo Điều 188 Luật đất đai 2013 thì giao dịch nhà đất không có sổ đỏ sẽ sẽ không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Nhiều người mua đất chưa có sổ đỏ để được giá rẻ và sau đó tìm cách làm sổ tuy nhiên thực tế không ít trường hợp đất mua xong không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, nguyên nhân do đất đó vướng tranh chấp, đất thuộc diện quy hoạch hay đất có nguồn gốc không đúng với kê khai....
- Trường hợp phát sinh tranh chấp thì người mua vẫn chưa được xác định là chủ sở hữu của mảnh đất vì xét về mặt pháp lý khi không đăng ký thì dù người mua đã trả tiền nhưng vẫn không có quyền sử dụng đất.
- Đất chưa có sổ đỏ sẽ không dùng làm tài sản đi vay thế chấp được vì chưa xác định người mua là chủ sở hữu.
- Đất chưa có sổ đỏ tức là chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý nên sẽ khó chuyển nhượng vì tính rủi ro cao và thường bị trả giá thấp. Ngoài ra việc tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, cho thuê.... cũng gặp khó khăn.
- Trường hợp bị Nhà nước thu hồi thì đất chưa có sổ đỏ sẽ không được bồi thường.
- Đất chưa được cấp sổ đỏ khó xin giấy phép xây dựng vì sổ đỏ là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo đất.
Làm Gì Để Giảm Rủi Ro Khi Ký Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ Đỏ?
Mua bán đất chưa có sổ đỏ chắc chắn sẽ có nhiều rủi ro hơn so với mua đất có sổ đỏ. Tuy nhiên thực tế vẫn có không ít trường hợp cần giao dịch loại đất này, vậy cần lưu ý những điều sau để giảm thiểu rủi ro:
+ Trước khi mua cần kiểm tra xem đất có thuộc quy hoạch không bởi nếu thuộc quy hoạch và bị thu hồi thì sẽ không được nhận đền bù.
+ Kiểm tra xem đất có vướng tranh chấp hay không để tránh các rắc rối trong quá trình sử dụng đất hay làm sổ đỏ cho đất sau này.
Đất vướng tranh chấp rất khó được cấp sổ đỏ. Ảnh minh họa
+ Nên tìm hiểu xem vì sao mảnh đất đó không được cấp sổ đỏ? Ví dụ đó là đất lấn chiếm thì không nên mua vì sẽ không được bồi thường khi bị thu hồi. Nếu đất do khai hoang mà người chủ cũ không biết làm giấy tờ hợp thức hóa thì vẫn có thể được cấp sổ.
+ Kiểm tra kỹ giấy tờ tùy thân của bên bán, trường hợp bên bán đã kết hôn sẽ cần sự tham gia của cả hai vợ chồng trong hợp đồng.
+ Nên yêu cầu người bán bàn giao toàn bộ giấy tờ về nguồn gốc nhà đất (nếu có). Trường hợp đất không có giấy tờ nào liên quan đến nguồn gốc thì tốt nhất không nên mua.
+ Dù không được công chứng nhưng bạn nên nhờ người làm chứng và nên có điểm chỉ bằng ngón trỏ phải của bên bán vào hợp đồng.
+ Khi thanh toán số tiền mua đất nên thực hiện tại ngân hàng hoặc phải viết giấy biên nhận tiền có chữ ký, điểm chỉ của bên bán để có bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp sau này.
Theo Batdongsan.com
Xem thêm